10 chiến dịch Digital Marketing ấn tượng trong lịch sử
Một số thương hiệu lớn nhất thế giới đầu tư nguồn lực để phá bỏ những giới hạn với tiếp thị kỹ thuật số. 10 ví dụ về chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số thành công này đã thể hiện khả năng xác định thời điểm phù hợp, nhắm mục tiêu và truyền tải thông điệp một cách xuất sắc mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể sử dụng trong các chiến dịch của mình trong tương lai.
1. Chiến dịch “The whole working-from-home thing” của Apple
Trong thời đại dịch, các doanh nghiệp trên toàn thế giới đã tạo ra hàng loạt chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số hoàn toàn mới, được thiết kế dựa trên thực tế mới của chúng ta: Làm việc, học tập, vui chơi và làm mọi việc khác tại nhà.
Quảng cáo video dài này của Apple thành công ở chỗ nó cho thấy việc làm việc tại nhà có thể trở nền “điên rồ” đến mức nào, đặc biệt là khi bạn đang cố gắng tổ chức một đội nhóm phụ trách một dự án mới.
Tương tự như những quảng cáo hay nhất trong thời đại dịch, quảng cáo chạm đến thực tế lộn xộn mà chúng ta đang trải qua, thậm chí còn mang lại những tiếng cười sảng khoái cho người xem.
2. Chiến dịch “ The No Show Room” của Volkswagen
Tính tương tác luôn là một mẹo hay để đưa chiến dịch Digital Marketing của bạn lên một tầm cao mới, bởi nó không chỉ thú vị hơn mà còn đáng nhớ hơn nhiều cho người xem.
Rõ ràng khách hàng sẽ nhớ một điều gì đó hài hước, cảm động hoặc hấp dẫn. Nhưng họ sẽ ghi nhớ tốt hơn nhiều khi được trực tiếp tham gia hoặc là một phần của trải nghiệm.
Trong chiến dịch này, Volkswagen đã hợp tác với đội trượt tuyết quốc gia Thụy Điển để tạo ra một cuộc săn lùng các manh mối ẩn giấu trong quảng cáo của họ. Công ty đã “giấu” một trong những mẫu xe Passat Alltracks sâu trong vùng băng giá phía bắc Thụy Điển và người đầu tiên tìm thấy phải giữ chiếc xe này.
Manh mối đến từ sự xuất hiện của các thành viên trong đội trượt tuyết, những người được cho là đang đi bộ qua các điểm xung quanh nơi ẩn náu của chiếc xe.
3. Chiến dịch “Share a Coke” của Coca Cola
Chiến dịch năm 2013 này của Coca Cola tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất hiệu quả khi họ thay thế logo của thương hiệu trên lon Coca bằng những cái tên phổ biến như “Sarah” hoặc “Mike” và khuyến khích người tiêu dùng tìm tên của họ.
Chiến dịch này đã giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng mạnh mẽ. Bằng cách làm cho sản phẩm trở nên cá nhân hóa và phù hợp hơn với từng người tiêu dùng, Coca-Cola đã thực sự chạm đến cảm xúc của mọi người, tạo ra cảm giác hoài niệm và kết nối với thương hiệu.
Chiến dịch đã thành công rực rỡ và được triển khai tại hơn 80 quốc gia trên toàn thế giới. Đây là một ví dụ điển hình về việc một thay đổi nhỏ trong sản phẩm có thể tác động lớn đến mức độ tương tác và doanh số bán hàng của người tiêu dùng như thế nào.
4. Chiến dịch “Back to the Start” của Chipotle
Không chỉ phục vụ những chiếc burritos cực kỳ thơm ngon, Chipotle’s còn tạo nên tên tuổi của mình bằng cách cam kết trách nhiệm về thực phẩm lên hàng đầu và trên hết trong hoạt động Marketing của mình.
Cam kết này lần đầu tiên được thế giới biết đến trong quảng cáo truyền hình đầu tiên của Chipotle năm 2012. Trong đó, một người nông dân đã nổi dậy chống lại hệ thống chăn nuôi công nghiệp và đưa trang trại của mình trở lại trạng thái cơ bản, đúng như cái tên “Back to the Start” của chiến dịch.
Video đã tạo ra phản hồi rất lớn, thu hút nhiều fan và các đại sứ thương hiệu trực tuyến – những người đại diện cho khẩu hiệu “thực phẩm có tính chính trực” của Chipotle.
5. Chiến dịch “Cheers to All” của Heineken
Thương hiệu bia Heineken thực hiện chiến dịch “Cheers to All” đã phá bỏ định kiến về giới tính và việc uống cocktail. Câu khẩu hiệu “Đàn ông cũng uống cocktail” cho thấy phụ nữ có thể thưởng thức bia Heineken và nam giới có thể gọi cocktail.
“Cheers to All” đã quảng bá bia Heineken một cách tinh tế đến phái nữ, đồng thời phá bỏ các khuôn mẫu và tính đại diện trong ngành bia. Video đã nhận được gần 800.000 lượt xem trên YouTube.
Chúng ta có thể rút ra bài học gì từ chiến dịch này?
- Đảo ngược quan điểm phụ nữ gọi đồ uống trái cây và đàn ông gọi bia. Nó đã tạo nên một sự thay đổi thú vị trong chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số này.
- Tạo cảm giác nhẹ nhàng. Các chiến dịch phá bỏ định kiến về giới rất dễ tạo phản ứng tiêu cực. Tuy nhiên, Heineken đã thành công khi bác bỏ những khuôn mẫu này một cách nhẹ nhàng.
- Tạo nội dung toàn cầu. Thay vì tường thuật, Heineken dựa vào hình ảnh để kể chuyện, qua đó dễ dàng chia sẻ nội dung chiến dịch xuyên biên giới địa lý và ngôn ngữ.
- Tải video lên chính kênh mạng xã hội của thương hiệu. Heineken không chia sẻ lại các liên kết YouTube tới các kênh truyền thông xã hội khác của mình mà đăng tải nội dung lên một cách tự nhiên để tăng lượt xem và tương tác.
6. Chiến dịch “Project #ShowUs” của Dove
70% phụ nữ không cảm thấy mình được đại diện trong quảng cáo chính thống. Thấu hiểu được điều này, Thương hiệu làm đẹp và chăm sóc da Dove đã tạo nên một chiến dịch Digital Marketing #ShowUs vào năm 2019, có sự góp mặt của những người phụ nữ trong đời sống hàng ngày để cải thiện khả năng đại diện.
Project #ShowUs là một chiến dịch thu thập hình ảnh nhằm tạo ra những hình ảnh có sẵn đa dạng. Nó cũng thu hút các nhà sáng tạo nữ từ công ty sáng tạo Girlgaze để đảm bảo họ cũng được đại diện trong chiến dịch.
Ngày nay, Project #ShowUs là thư viện ảnh lưu trữ lớn nhất thế giới do phụ nữ tạo ra. Với jơn 10.000 bức ảnh có sẵn trên Getty Images, quỹ đã tái đầu tư 10% số tiền thu được để tiếp tục tài trợ cho Dự án #ShowUs.
Chiến dịch đã nhận được 100% tình cảm và phản hồi tích cực dành cho Dove, vì vậy đây là một chiến thắng cho cả thương hiệu và tính đại diện. Và dưới đây là một số bài học về chiến thuật của chiến dịch này:
- Hướng thương hiệu tới điều gì đó lớn lao, cao cả hơn.
- Giải quyết vấn đề bằng cách Marketing thông minh: Cho dù vấn đề là sự đại diện, định kiến giới hay sự chênh lệch về lương, các chiến dịch Digital Marketing của bạn đều có khả năng khắc phục những vấn đề lớn.
- Kể chuyện bằng hình ảnh: Một bức tranh có thể nói một ngàn điều và tuyên bố sẽ mạnh mẽ hơn trên đa phương tiện.
7. Chiến dịch “Made Possible by Hosts” của Airbnb
Airbnb là một trong những nền tảng cung cấp chỗ ở phổ biến nhất trên thế giới. Thành công của thương hiệu này nằm ở khả năng cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm độc đáo như nhà ở trong gác xép của một nghệ sĩ ở Brooklyn hay một lâu đài ở Scotland.
Airbnb đã vực dậy thị trường lưu trú phần lớn nhờ vào chiến lược Digital Marketing của họ. Quảng cáo tập trung vào nội dung do người dùng tạo (UGC content) như ảnh, video, bài đăng và hướng dẫn du lịch. Điều này đã giúp họ trở thành một trong những công ty thành công nhất trên thế giới.
8. Chiến dịch “Uncover” của UNIQLO
UNIQLO là một công ty bán lẻ Nhật Bản chuyên bán các sản phẩm quần áo thông dụng. Để tạo tiếng vang về quần áo HEATTECH của mình tại thị trường Úc, UNIQLO đã tạo ra trải nghiệm đa kênh, khuyến khích cả người mua hàng tại cửa hàng và trực tuyến tham gia chương trình tặng quà.
Để phục vụ chiến dịch, UNIQLO đã lắp đặt các bảng quảng cáo kỹ thuật số tại 100 địa điểm trên khắp nước Úc và đăng tải video tương tự lên trang YouTube và Facebook của mình. Mỗi người sẽ chụp ảnh một mã duy nhất và tải nó lên trang chiến dịch UNIQLO.
Sau khi hướng dẫn người tiêu dùng về HEATTECH, UNIQLO sẽ hiển thị ưu đãi áo phông miễn phí hoặc mã giảm giá điện tử. Từ đó, chiến dịch đã nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng bằng cách khuyến khích họ đăng ký nhận bản tin Marketing của UNIQLO. Kết quả cũng có thể được chia sẻ trên mạng xã hội để khách hàng có thể khuyến khích bạn bè của họ “nhập hội”.
Chiến dịch này đã tạo ra 1,3 triệu lượt xem video, 25.000 người đăng ký bản tin và 35.000 khách hàng mới.
Bài học rút ra:
- Tạo tiếng vang bằng các sản phẩm miễn phí và giảm giá. Điều khiến mọi người bàn tán chính là quà tặng và áo phông miễn phí của UNIQLO.
- Tạo trải nghiệm kỹ thuật số có thể chia sẻ. Những người tham gia có thể chia sẻ chiến dịch UNIQLO với bạn bè, giúp thương hiệu tận dụng hoạt động tiếp thị truyền miệng trong không gian kỹ thuật số.
- Chăm sóc trên môi trường kỹ thuật số: Không chỉ cung cấp các sản phẩm miễn phí, UNIQLO cũng hướng dẫn khách hàng tiềm năng về sản phẩm của mình và khuyến khích họ giữ liên lạc bằng cách đăng ký nhận bản tin.
9. Chiến dịch “The Best Men Can Be” của Gillette
Năm 2017, Gillette phát động chiến dịch mang tên “The Best Men Can Be” (Những điều tốt nhất người đàn ông có thể trở thành). Khẩu hiệu rất đơn giản: “Đàn ông đang làm tốt hơn. Nhưng chúng ta vẫn còn việc phải làm”.
Và quảng cáo cho thấy đàn ông có thể làm tốt hơn như thế nào thông qua các ví dụ như “đàn ông phải chịu trách nhiệm”, “đàn ông lên tiếng về lạm dụng gia đình” và “đàn ông giúp đỡ lẫn nhau”.
Ý tưởng đằng sau chiến dịch là giải quyết các vấn đề như quấy rối tình dục, phân biệt chủng tộc, kỳ thị người đồng tính và bắt nạt.
Tuy nhiên, quảng cáo không chỉ nhằm mục đích thay đổi thái độ; họ cũng muốn thay đổi hành vi. Vì vậy, Gillette đã hợp tác với Change theTerms và Trung tâm Quốc gia về Phụ nữ & Chính sách để ra mắt #MyGilletteChallenge nhằm khuyến khích nam giới sử dụng hashtag này mỗi ngày để nói về những gì họ đang làm để giúp thế giới trở thành một nơi an toàn hơn.
#MyGilletteChallenge đã trở thành một trong những hashtag phổ biến nhất trên Twitter. Hơn 2 triệu người đã sử dụng hashtag chỉ trong tháng 10 năm 2018.
10. Chiến dịch “Whopped Detour” của Burger King
Đây là một chiến lược tiếp thị thông minh cung cấp bánh mì kẹp thịt Whopper với giá 1 xu cho những ai đặt hàng qua ứng dụng Burger King khi họ ở cách cửa hàng McDonald’s trong phạm vi khoảng 200m.
Bằng cách sử dụng công nghệ định vị địa lý, Burger King có thể nhắm mục tiêu đến khách hàng của McDonald’s và đưa ra lý do thuyết phục họ dùng thử Burger King. Chiến dịch này đã tạo ra nhiều tiếng vang trên mạng xã hội và các hãng tin tức, thúc đẩy lượng người đến các địa điểm của Burger King và tăng doanh số bán hàng.
Chiến dịch thành công vì nó đã phân biệt Burger King với các đối thủ cạnh tranh một cách sáng tạo. Qua đó tạo ra cảm giác cấp bách cho khách hàng để thử chương trình khuyến mãi trước khi kết thúc.