Top các tiêu chí để lựa chọn Media Agency chất lượng

Để lựa chọn Agency uy tín, có năng lực chuyên môn tốt sẽ cần nhiều thời gian. Trong cả một “đại dương Agency” bao la đang phát triển ồ ạt như hiện nay, muốn “đãi cát tìm vàng” để có được sự lựa chọn đúng đắn khá khó khăn. Và đây là những tiêu chí tiên quyết để doanh nghiệp chọn được Agency phù hợp và chính xác nhất. 

Trước tiên cần hiểu rằng nhiệm vụ của agency giống như một phòng marketing bên ngoài của doanh nghiệp bởi sẽ thực hiện toàn bộ các chức năng giống như một phòng marketing tùy theo đặc điểm trong hợp đồng. 

Để “chọn mặt gửi vàng”, tìm được đối tác đồng hành chuẩn chỉnh, doanh nghiệp Client hãy cân nhắc các tiêu chí dưới đây:

•        Tiêu chí 1: Xác định mục tiêu hợp tác

•        Tiêu chí 2: Xác định ngân sách chiến dịch

•        Tiêu chí 3: Sử dụng các cầu nối tin cậy 

•        Tiêu chí 4: Uy tín và kinh nghiệm của agency

1. Xác định mục tiêu hợp tác

Bất kỳ chiến dịch marketing nào cũng cần có mục tiêu cụ thể, bởi đây sẽ là kim chỉ nam đảm bảo doanh nghiệp chọn đúng bạn mà chơi, và quá trình hợp tác về lâu dài sẽ không đi lệch hướng. 

Client cần hiểu rõ mình đang có gì, và muốn có gì trước khi đưa ra yêu cầu cho agency phải làm gì. Cụ thể như sản phẩm, dịch vụ mà client đang chuẩn bị chạy quảng cáo là gì, thế mạnh sản phẩm, dịch vụ của bạn so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường ra sao, client muốn sản phẩm, dịch vụ sẽ đạt vị thế như thế nào sau chiến dịch quảng cáo…

Với thị trường agency đa dạng như hiện tại, mỗi đơn vị đều có 1 thế mạnh riêng và phù hợp với từng mục tiêu mà client đang cần. Hơn nữa, những agency chuyên nghiệp luôn biết họ làm tốt nhất việc gì, nên gần như sẽ không gửi lời mời hợp tác đến một client còn đang loay hoay không biết muốn quảng cáo điều gì để tránh mất thời gian.

2. Ngân sách – Biết đủ là đủ

Nhiều doanh nghiệp client thường nghĩ rằng chỉ cần có mục tiêu như ở bước 1, sau đó gửi cho agency, xin báo giá và ngồi chọn agency nào báo giá thấp nhất là được. Thực tế, cách làm này rất mất thời gian về lâu dài khi tổng ngân sách đề xuất của chiến dịch vượt xa ngân sách có thể chi trả của client.

Client không cần thuê những agency quá nổi tiếng và chi ngân sách khủng hàng trăm triệu. Hoặc tốn quá nhiều thời gian, lãng phí tiền bạc cho công đoạn đấu thầu (pitching). Nhưng cũng không vì thế mà “đâm đầu” vào những agency hứa hẹn giá rẻ. Bởi nguyên tắc “giá cao có thể không tốt nhưng chất lượng tốt thì không rẻ” là luôn luôn đúng. 

Thay vào đó, hãy dùng tiền để chọn agency phù hợp và đảm bảo mang lại kết quả tối ưu nhất, đúng với mục tiêu đã đề ra trong mức ngân sách của mình.

3. Các kênh tìm kiếm đối tác đáng tin cậy

•       Marketing truyền miệng

Hãy tận dụng vòng tròng kết nối giữa các doanh nghiệp để tìm kiếm thông tin về các agency mà họ đã hợp tác triển khai một chiến dịch cụ thể nào đó. Bằng cách này, client sẽ được “review” người thật việc thật tường tận về những cái tên agency đang nhắm đến, thái độ làm việ, dịch vụ như thế nào… Bởi đây cũng chính là kênh marketing thương hiệu chất lượng mà các agency luôn cố gắng xây dựng, độ uy tín cao hơn cả những tài liệu porfolio.

•        Các website uy tín trong ngành marketing

Đây là những cầu nối trung gian giữa agency, client và cả khách hàng. Đăng tải các nội dung khá minh bạch, rõ ràng và đưa ra các nhận định khách quan về các case study marketing thành công. Từ đó, client có thể tìm thấy thông tin đội ngũ agency đứng sau chiến dịch để liên hệ hợp tác.

Hoặc client có thể chủ động đăng tải thông tin về chiến dịch đang muốn thực hiện, mục tiêu, ngân sách, yêu cầu trên các trang web này. Agency sẽ gửi hồ sơ, portfolio nếu thấy đáp ứng được. 

4. Đánh giá mức độ uy tín và kinh nghiệm 

Sau khi có một danh sách các agency nằm trong tầm ngắm, client hãy ngồi lại lần nữa để phân loại các agency theo vài tiêu chí nữa để chọn ra ứng cử viên sáng giá cuối cùng.

•        Ưu/ nhược điểm: Thế mạnh của agency có phù hợp với mục tiêu chiến dịch và ngân sách hay không? Nếu agency mà client đang nhắm đến không thể hiện bất kỳ thế mạnh nào nổi trội, rất có thể yêu cầu của client sẽ được chia sẻ lại cho bên thứ 3 (gọi là out source) chứ không hẳn là 1 cuộc hợp tác win – win.

•        Thái độ chuyên nghiệp: Hãy xem xét tiêu chí này ngay từ khâu tiếp nhận thông tin, giới thiệu profile, đại diện công ty đến các quy trình, form mẫu từ agency đó có tính nhất quán không, cách thức trình bày, thời gian phản hồi, cách giao tiếp… 

•        Tính minh bạch trong báo cáo: Client nên chủ động yêu cầu hoặc đề nghị tần suất báo cáo, các số liệu cần theo dõi, hạng mục báo cáo để cả 2 bên xác định KPI cần đạt, theo dõi tiến độ chiến dịch. Tránh để xảy ra sai sót giữa số liệu thực tế và trên báo cáo.
•        Lời cam kết: Điều này là cơ sở để đánh giá mục tiêu thực tế khác với kỳ vọng như thế nào và cân đối lại được các mục tiêu tiếp theo với tính khả thi cao nhất. Việc này thể hiện một sự hợp tác win – win thay vì client phải cố nhận KPI để ký hợp đồng rồi agency không đảm bảo được chất lượng của chiến dịch Marketing khi triển khai.

Tạm kết

Lựa chọn hợp tác với một agency đúng, phù hợp không nên là việc “nhắm mắt đưa chân” mà phải là một công cuộc “chọn mặt gửi vàng” ngay từ đầu. Và sau đó là quá trình chia sẻ trách nhiệm khi thành công, lẫn thất bại. Sự thấu hiểu trong ứng xử và tôn trọng chuyên môn bổ sung cho nhau sẽ là nền tảng giúp tạo nên cặp bài trùng Client – Agency trong mơ.

(nguồn: Oneprovn)